top of page
2022 FORUM FESTIVAL - AAMP in Hanoi
2022 FORUM FESTIVAL - AAMP in Hanoi

2022 FORUM FESTIVAL - AAMP in Hanoi

Chiếu phim & Thảo luận | Screeing & talk with Asian Artist Moving Image Platform (AAMP)

Registration is closed
See other events

Time & Location

Sep 20, 2022, 7:00 PM – 9:00 PM GMT+7

Ba Đình, 14 P. Phan Huy Ích, Nguyễn Trung Trực, Ba Đình, Hà Nội, Vietnam

About the Event

[PLEASE SCROLL DOWN FOR ENGLISH]

Manzi & Hanoi DocLab thân mời các bạn tham dự buổi chiếu phim & thảo luận giới thiệu các phim thể nghiệm mới của Hàn Quốc

Thời gian: 7.00 tối thứ Ba ngày 20 tháng 9 

Địa điểm: manzi art space, 14 Phan Huy Ích, Ba Đình, Hà Nội 

Thời lượng chiếu phim: 60 phút 

Sau buổi chiếu là phần giao lưu với 2 nghệ sĩ Inhan Cho và Rhee Hun của AAMP (Asian Artist Moving Image Platform) và EXiS (Experimental Film and Video Festival tổ chức hàng năm tại Seoul) 

Vào cửa miễn phí - chỗ ngồi có hạn.

Sự kiện thuộc AAMP Forum Festival 2022, giới thiệu bốn phim thể nghiệm mới của Hàn Quốc. Sau phần chiếu phim (khoảng 1 tiếng), Inhan Cho và Rhee Hun sẽ có những trao đổi thêm về AAMP, cách thức hoạt động của nền tảng này và những phiên bản đã được tổ chức những năm qua.

AAMP là một nền tảng giám tuyển tập trung vào lĩnh vực hình ảnh động, phim thể nghiệm châu Á. Mục tiêu của AAMP là xây dựng một mạng lưới mở kết nối các cá nhân và các tổ chức sáng tạo khu vực Châu Á cùng nghiên cứu và thực hiện các thực hành hình ảnh động, cũng như thúc đẩy những diễn ngôn mới về thực hành nghệ thuật đương đại. Chia sẻ các tài liệu nghiên cứu, các dự án hợp tác, AAMP còn xuất bản các ấn bản phê bình tập thể cũng như thể nghiệm với việc hợp tác giám tuyển hình ảnh động.

Về hai nghệ sĩ khách mời

Cho Inhan là một nghệ sĩ làm phim và video thử nghiệm. Tác phẩm của anh đã có mặt tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại và Hiện đại Quốc gia Seoul, EXiS, Liên hoan phim New York và Liên hoan phim Ann Arbor. Ngoài thực hành cá nhân, anh còn là thành viên của AAMP.

Rhee Hun là nhà làm phim và nhà nghiên cứu về hình ảnh chuyển động. Là một thành viên của AAMP, thực hành của anh tập trung vào việc việc đặt các câu hỏi về ‘tương lai của cảnh quan và hình ảnh động’ trong không gian khảo cổ học và phạm trù giả tưởng, dựa trên ngôn ngữ học và nhận thức luận ngụ ngôn. Các triển lãm và liên hoan phim anh tham gia bao gồm: SeMA Storage (2019), Liên hoan phim ngắn quốc tế Oberhausen, Chương trình Labs (2019), Nghiên cứu tập thể thuộc chương trình lưu trú MMCA Changdong (2016), ACC: Asia-Kula, Kula Ring (2016), và Arkipel (2015).

_____________________________________

CÁC TÁC PHẨM ĐƯỢC GIỚI THIỆU

Phim số #1: The Lovesick Serpent (2022) Chae Yu 9 phút 33 giây, phim 16mm kỹ thuật số hóa

Phim lấy cảm hứng từ truyện kể về con mãng xà đau khổ vì tình tên “Sangsabaem” - một câu chuyện cổ dân gian của Hàn Quốc. Nhân vật chính của truyện, sau khi chết vì quá đau khổ với tình yêu đơn phương của mình, đã biến thành một con rắn, tiếp tục tìm cách bộc bạch những cảm xúc bị kìm nén với người mình yêu.

[Chia sẻ từ nghệ sĩ]

“Con rắn si tình là một biểu tượng lâu đời, quen thuộc trong truyền thống văn học truyền miệng và văn học viết của Hàn Quốc. Được sử dụng trong nhiều bối cảnh văn bản và văn hóa khác nhau, hình ảnh này biến hóa trong các diễn ngôn đa dạng, trở thành ẩn dụ của dục vọng, cái chết và sự biến chất. Với cá nhân tôi, điều khiến tôi hứng thú ở hình tượng này nằm ở “nỗi tương tư, mối tình si” và sức tàn phá của nó đối với cả “- kẻ tương tư” lẫn đối tượng của tình cảm đó - người được tương tư. Nhân vật trong phim của tôi, có thể được nhìn nhận ở cả hai vị trí đó - vừa là kẻ biến thành con rắn của tình yêu không được đáp lại, vừa là đối tượng của một mối tình. Chúng ta nhìn thấy đối tượng mà nhân vật theo đuổi cứ xuất hiện trong giấc mơ của cô ấy, đồng thời nhân vật lại phân vân ở bên đầm lầy, cố gắng thoát khỏi kẻ tấn công/con rắn đang theo dõi cô ở khắp nơi. Các hiệu ứng gây ra bởi vết xước thô bạo trên thước phim tạo thành nhờ quá trình xử lý bằng tay, khiến cho người xem khó có thể nhìn thấy rõ các hình ảnh thực sự của thước phim gốc, qua đó đặt ra câu hỏi: hình ảnh nào người xem nên được nhìn thấy/ tìm ra. Nó tương tự như hình dung của tôi về những ký ức của chúng ta, chúng chồng chất lên nhau thành nhiều lớp, tôi luôn bối rối không biết liệu tôi muốn xóa hẳn chúng đi hay là nên đào sâu vào những lớp ký ức hỗn loạn ấy để tìm ra được một hình ảnh cụ thể.”

[Về nghệ sĩ] Chae Yu là một nhà làm phim đến từ Seoul, Hàn Quốc. Những tác phẩm của cô <MENTHOL> và <HYDROPHONE BUTTERFLY> đã được giới thiệu tại Image Forum Tokyo trong khuôn khổ Cuộc thi Thử nghiệm Đông Á (East Asian Experimental Competition). Bộ phim mới nhất của cô <ZOEA> đã được trình chiếu trong nhiều liên hoan bao gồm Liên hoan Phim Độc lập Seoul và Liên hoan quốc tế Seoul International ALT Cinema & Media Festival.

~~~

Phim số #2: Graeae: A Stationed Idea (2020) Jeong Yeoreum 33 phút 5 giây / DCP

Giới thiệu: Có một căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở gần đây, một nơi không thể bị nhìn thấy. Tồn tại trong không gian thực tế ảo tăng cường, có những đứa trẻ giống như tôi. Chúng cứ lang thang xung quanh những biểu tượng của bạo lực, mà không có đường, không có lối, hay cả hàng rào. Phim bắt đầu với một ảo ảnh của nước Mỹ và quân đội Mỹ, dựa trên một lời tiên tri tự ứng nghiệm; sau đó lén lút dõi theo những thăng trầm của địa điểm kia. Đến khi những con chim bay lên trong lặng im, làm hiển lộ một luồng khí, những điềm báo có thể vượt qua những thứ hữu hình.

[Chia sẻ từ nghệ sĩ]

Trong quá trình chơi Pokemon Go - một trò chơi sử dụng ứng dụng công nghệ thực tế ảo, tôi vô tình thấy những “di tích” (monuments) của trò chơi ở vị trí bên trong một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ. Khu vực này không hề được đánh dấu trên những bản đồ của Hàn Quốc. Để giữ bí mật cho vị trí của khu quân sự, thông thường các bản đồ dân dụng sẽ thể hiện khu vực này bằng màu xanh lá cây. Vậy nếu như tôi có thể dò đoán vị trí của những di tích được đánh dấu trong thế giới thực tế ảo của Pokemon, thì liệu căn cứ quân sự có thể được nhìn thấy được hay không? Xuất phát từ việc tìm kiếm những hình ảnh gần gũi, quen thuộc xung quanh khu dân cư của mình, tôi thử chẩn đoán cơ chế hoạt động thực sự của một địa điểm.

[Về nghệ sĩ] Jeong Yeoreum tái định hình các câu chuyện về mối tương quan giữa không gian và trí nhớ bằng ngôn ngữ hình ảnh. Thực hành của cô là một quá trình liên tục điều tra, khảo cứu lại một trần thuật, phân tích những cơ chế của nó, tháo rời từng bộ phận ra khỏi tổng thể.

~~~

Phim số #3 : Die Resistenz (2019) Jungwoo Lee 12 phút 55 giây / 4K

Đây là bộ khung của một tác phẩm điêu khắc chân dung đặt trong xưởng của một nghệ sĩ (*).Việc làm tác phẩm này đã ngừng lại hai năm trước, sau khi vụ bê bối của cựu tổng thống Park Geun-hye và bạn của bà - Choi Soon-sil bị phanh phui. Bộ khung cao năm mét, tạo nên ấn tượng choáng ngợp, thể hiện lòng thành kính; sự hiện diện của nó, có thể coi như bởi vì thời gian vẫn chưa nói lời giã từ tuyệt đối với nhân vật được đúc tượng kia. Tôi dự định ghi lại hình ảnh này trong một video và trình chiếu nó như thể thực hiện một tang lễ, các nghi thức cần phải hoàn tất để người ra đi có thể yên nghỉ. Tôi đã thuê một máy bay không người lái và người điều khiển chuyên nghiệp, nhằm thu được những góc quay toàn cảnh, với ý đồ tạo dựng một tình huống kịch tính - một cá nhân khi vừa được anh hùng hóa thì tầm vóc cô ta cũng đồng thời bị thách thức.

Tuy thế, trái với dự định của tôi, drone đã không nghe theo lệnh của người điều khiển, kết nối GPS của nó với một vị trí nằm bên trong nhà máy sản xuất sắt không ổn định. Khi cố gắng tránh giàn giáo sắt đang đỡ khung của bức tượng, drone lạc khỏi hướng dự định và đâm vào cấu trúc của bức tượng và rơi xuống. Khung cảnh đám tang nhằm vãng sinh cô ta, cuối cùng lại thất bại trước sự chống trả của chiếc drone.

Tiêu đề Die Resistenz là một từ tiếng Đức có nghĩa là "kháng chiến/phản kháng". Trong tác phẩm này, từ “phản kháng” chỉ một bộ phận của xã hội Hàn Quốc, bao gồm: nhóm Parksamo (những người ủng hộ cựu tổng thống Park), nhóm Taegeukki-budae (tạm dịch đội quân quốc kỳ Hàn Quốc) ám chỉ những người theo chủ nghĩa dân tộc cực hữu. Những nhóm này đi ngược lại tinh thần thời đại, họ níu kéo quá khứ, ám ảnh toàn xã hội Hàn Quốc.

(*)Điêu khắc gia đã tạo ra bức tượng của Vua Sejong Đại đế được đặt trên quảng trường Gwanghwamun ở trung tâm Seoul; cũng là tác giả của nhiều bức tượng các tổng thống Hàn Quốc bao gồm Park Chung-hee, Kim Yeong-sam, Kim Dae-jung và Roh Mu -hyeon.

[Về nghệ sĩ] Lee Jungwoo theo học chuyên ngành Thiết kế Sân khấu tại Đại học Sangmyung, tham gia thiết kế sản xuất phim từ năm 2004 đến năm 2009. Năm 2010, anh chuyển đến Đức và nhận bằng Kỹ sư Video Art và bằng Meisterschüler từ Hochschule für Bildende Kunst Braunschweig (HBK) theo sự kèm cặp của Giáo sư Candice Breitz. Các triển lãm cá nhân của anh bao gồm Shot Blank tại Art Sonje Project Space, Seoul (2017) và Olwookeok-geoggurogeogguro tại SongEun ArtCube, Seoul (2019) ở Seoul. Anh cũng đã tham gia triển lãm nhóm tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại và Hiện đại Quốc gia, Hàn Quốc (MMCA), Seoul; Trung tâm nghệ thuật NamJune Paik, Yongin; SongEun ArtSpace, Seoul; Hannover Kunstverein, Hannover; và Bảo tàng Mönchehaus Kunst Goslar,... Anh hiện đang sống và làm việc tại Hàn Quốc từ năm 2017.

~~~

Phim số #4: Playing time played (2022) Jieun Wang 8 phút 27 giây / 16mm kỹ thuật số hóa

Một thiết bị giống như đồng hồ nhưng lại không cho phép điều chỉnh lại thời gian đã được mặc định cho đúng với thời gian thực tế. Không có chức năng đo thời gian tuyệt đối hay mang lại nhận thức về dòng chảy thời gian, nó không là gì hơn một hình ảnh, bắt nguồn từ một nguồn năng lượng vận hành ẩn trong phim và mối quan hệ phát sinh bởi năng lượng đó; một hình ảnh là một sự thật tự thân, không thể bị phân chia bởi màng celluloid trên mặt cuộn phim. Một tồn tại dao động giữa khu vực ảo và phạm vị vật lý của phim.

[Về nghệ sĩ]

Jieun Wang là một nghệ sĩ âm thanh và tiếng ồn, thích suy ngẫm và đánh giá lại về bối cảnh của trần thuật, dựa trên cơ sở tiền đề rằng khả năng thị giác của con người là chủ quan và khiếm khuyết, đồng thời xem xét cách thức suy nghĩ của các chủ thể khác ngoài con người, hay của các sinh thể bị vật hóa khi được đưa vào thực hành phim.

----------- >>>>>>>>>>>>>>>>>>

2022 FORUM FESTIVAL AAMP in Hanoi

Co-hosted by Manzi & Hanoi DocLab

Time: 7.00 PM Tuesday night, 20 September, 2022 

Venue: manzi art space, 14 Phan Huy Ích, Ba Đình 

Free admission

For this event, Inhan Cho and Rhee Hun from Seoul-based AAMP will present 60 min of recent Korean experimental films and moving images, and will present what AAMP is and how it works explaining previous editions. See the attached program.

AAMP is a curatorial platform for Asian moving images. AAMP’s aim is to build an open network for individuals and institutes in Asia that research and produce moving images and to foster new discourses on contemporary art practices. Invited participants collectively circulate critical ideas and experiment curatorial practices on moving images through shared research materials and artistic projects. AAMP operates as a platform for these activities.

Cho Inhan is an artist of film and video making. He participated in the screening of the Seoul National Museum of Modern and Contemporary Art, EXiS, the New York Film Festival, and the Ann Arbor Film Festival. In addition to his personal work, he is a member of AAMP.

Rhee Hun is a filmmaker and researcher for artist film and moving images. Working as a member of AAMP, he focuses on his practices with asking questions of ‘the future of landscape and moving image’ based on the archeological space and speculative narrative, language and allegorical epistemology. His exhibitions and screenings include SeMA Storage(2019), International Short Film Festival in Oberhausen, Labs Program(2019), Collective research in MMCA Changdong residency program(2016), ACC Network platform: Asia-Kula, Kula Ring (2016), and Arkipel (2015).

______________________________

PROGRAM:

#1 The Lovesick Serpent Chae Yu Korea / 2022 / Color / Stereo / 9min 33sec / 16mm to digital transfer

[synopsis] Tales of the lovesick serpent "Sangsabaem” is a Korean folklore about a protagonist who dies from the pain of unrequited love and turns into a snake to express their suppressed emotions to the object of affection.

[artist statement] 

The icon of the lovesick serpent has long endured and persisted in written and oral traditions of Korean literature. Diverse discourses of this metaphor and its meanings exist in various textual and cultural contexts, dealing desire, death, and metamorphosis. What I was interested in was ‘lovesickness’ itself, and how devastating it could be for both the ‘I’ and the object of affection. The character of my film <The Lovesick Serpent> can be seen as each, the one who turns into a snake of unrequited love and also the counterpart. We see the object appearing in her dreams, and at the same time the character wondering near the swamp trying to get rid of the assailant/snake that’s been following her all around. The rough scratches on the film strip made during hand processing makes it hard to see the images beneath it, which also questions the viewers on which image they should see or find. I find memories that are piled up with so many layers are similar, as it leaves me confused whether I want to erase them or to focus on them more to search a certain image.

[about artist] Chae Yu is a filmmaker based in Seoul, Korea. Her films <MENTHOL> and <HYDROPHONE BUTTERFLY> has been presented at Image Forum Tokyo as part of the East Asian Experimental Competition. Her latest film <ZOEA> has been shown in multiple festivals including Seoul Independent Film Festival and Seoul International ALT Cinema & Media Festival.

~~~

#2 Graeae: A Stationed Idea Jeong Yeoreum Korea / 2020 / Color+B/W / Sound / 33min 5sec / DCP

[synopsis] There is a U.S. military base near. The place cannot be seen. In the AR, there are infantries just like me. They are wandering around the symbols of violence with no passages or fences. The film starts with staring the mirage of U.S. and U.S. military which relies on self-fulfilling prophecy. Then it gazes covertness about rise and fall of a place. As the silent ascension of birds shows the air current, some omens can overtake visible things.

[artist statement] While playing AR game called Pokemon Go, I came to find monuments inside the US military base. This territory is not marked on Korean maps. Since a military district is confidential, it has to be marked as a green area on the map for civilians What if I can estimate the location of the monuments registered in Pokemon world, Is the military base visible or not? Starting with finding intimate images around the neighborhood, I tried to diagnose the mechanism of how a location really works.

[about artist] Jeong Yeoreum reframes stories about the correlation between space and memory into visual language. Her work is a continuous process of fixated reinvestigation on a narrative, analyzing its mechanisms and dismantling the body from the parts.

~~~

#3 Die Resistenz Jungwoo Lee Korea / 2019 / Color / Sound / 12min 55sec / 4K

[synopsis] Here is a frame of a statue of a person in the sculpture workshop of an artist(*). The building of the sculpture was stopped two years ago when the scandal of ex-president Park Geun-hye and her friend Choi Soon-sil became exposed. The five-meter high frame was built to represent feelings of awe and respect that the people who planned the statue had felt. In other words, time has not completely said goodbye to the figure. I planned to capture the scene in a video and present this as a funeral, an act of leaving her to rest. I hired a drone and a professional drone operator to make more of a spectacle for the video creating a situation where the person’s scale is being defied just as she has been heroized.

However, the drone refused to follow the operator’s orders because it was not well connected to the satellite GPS location which was inside of an iron producing factory. The drone tried to keep away from the iron scaffolding that was supporting the statue’s frame. The drone flew out of its intended direction and in the end crashed into the structure and fell down. The scene of the funeral to leave her turned out to be a failure through the resistance of the drone. 

The title Die Resistenz is a German word for “resistance”. In this work the word “resistance” indicates the part of Korean society that leads the current irrational social phenomenon—Parksamo (supporters for ex-president Park), Taegeukki-budae (Korean national flag troops) and refers to the extreme right nationalists. These groups oppose the spirit of the times and hold on to the past, haunting the whole society. 

(*)The elder sculptor created the statue of King Sejong the Great that was placed on the Gwanghwamun square in the center of Seoul, as well as many Korean presidents including Park Chung-hee, Kim Yeong-sam, Kim Dae-jung, and Roh Mu-hyeon.

[about artist] Lee Jungwoo majored in Stage Design at the Sangmyung University, and worked as a film production designer from 2004 to 2009. In 2010, he moved to Germany and received his Video Art Diplom and Meisterschüler degree from Hochschule für Bildende Kunst Braunschweig (HBK) under the tutelage of Prof. Candice Breitz. His solo exhibitions include Shot Blank at Art Sonje Project Space, Seoul (2017) and Olwookeok-geoggurogeogguro at SongEun ArtCube, Seoul (2019) in Seoul. LEE has also participated in group exhibitions at the National Museum of Modern and Contemporary Art, Korea (MMCA), Seoul; NamJune Paik Art Center, Yongin; SongEun ArtSpace, Seoul; Hannover Kunstverein, Hannover; and Mönchehaus Kunst Museum Goslar, Goslar, among others. He currently lives and works in Korea since 2017.

~~~

#4. playing time played Jieun Wang Korea / 2022 / B&W / optical sound / 8 min 27 sec / 16mm to digital transfer

[synopsis] The work(ing device) that resembles a clock does not allow the fixed time to be fixed, in order to perceive the actual time sense. It is not a sort of clock that assumes and measures the absolute time, but the image itself which arises from the power operating under the film and the relationship with the power. The image, which is the reality itself, cannot be divided by a membrane of celluloid. Which exists as being real oscillates between the area of the virtual and the realm under the physically acting film. 

[about artist] A noise musician, who contemplates the landscape of narrative, accompanied by mediatic concerns and remaps the landscape on the basis of the premise that human being's subjective visual category is defective. Also considering how the thoughts of non-human subjects, or the objectified beings are to be practiced cinematically, and how the expansion of the thoughts about human subjects works

Share This Event

bottom of page